Sau tai biến việc áp dụng phương pháp Tập Vật Lý Trị Liệu Cho Người Bệnh Sau Tai Biến Mạch Máo Não sớm là vô cùng quan trọng, có thể giúp người bị tai biến có khả năng phục hồi nhanh và sớm trở lại cuộc sống bình thường. Khoa vật lý trị liệu tại nhà Đức Điệp cùng các bạn tìm hiểu các phương phương pháp phục hồi chức năng về căn bệnh này nhé !
Tai biến mạch máu não đang trở thành nguyên nhân nguy hiểm gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh nhân bị tai biến nếu sống sót thường gặp nhiều di chứng, là gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Vì vậy, hiểu biết thấu đáo về căn bệnh này sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa và điều trị tốt nhất.:
1, Tai biến mạch máu não ( đột quỵ não) là gì :
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ là bệnh lý tổn thương một phần nào, thường xảy ra đột quỵ do các nguyên nhân tắc nghẽn các mạch máu lên não gây thiếu máu lên não.
Những ai là người rễ bị đột quỵ: tăng huyết áp, bệnh tim mạch, uống rượu bia và hút thuốc lá nhiều, béo phì, tiểu đường, tăng cholesterol trong máu, căng thẳng thần kinh…
Phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào: Thường xuyên tập thể dục, tham gia các công tác xã hội, kiểm tra sức khỏe thường xuyên, kiểm soát huyết áp, tim mạch, hạn chế những chất kích thích, giảm cân….
2, Nguyên nhân gây bệnh tai biến mạch máu não:
Hiện nay bệnh tai biến mạch máu não rất là phổ biến tuy nhiên có 3 nguyên nhân phổ biến nhất là:
- Tăng huyết áp làm thái hóa tắc mạch hoặc làm nứt vỡ mạch máu não.
- Bệnh lý xơ vữa gây hẹp và tắc động mạch não.
- Rung nhĩ tạo cục máu đông trôi làm tắc mạch máu não.
3, Tai biến mạch máu não – Đột quỵ và thời gian vàng để cấp cứu:
Bệnh đột quỵ nếu được cấp cứu kịp thời trong thời gian vàng thì cơ hội phục hồi trở lại cuộc sống bình thường như trước rất là cao.
Thời gian vàng để cấp cứu người bệnh đột quỵ là 6 giờ đầu kể từ khi phát hiện, 3 giờ đầu có thể coi là thời gian kim cương và chậm nhất là 24 giờ.
Với người bị đột quỵ mỗi giây đều quý, mặc dù bệnh nhân được chữa trong thời gian vàng nhưng người sớm hơn xẽ có kết quả tốt hơn.
4, Tầm quan trọng của phục hồi chức năng – Tập vật lý trị liệu sau tai biến:
Sau khi bệnh nhân được cấp cứu ổn định sau 24 giờ thì có thể tập vật lý trị liệu tại giường phòng chống bệnh nhân nằm lâu rễ bị loét hoặc sau khi điều trị ở bệnh viện về nhà người nhà nên cho bệnh nhân tập vật lý trị liệu càng sớm càng tốt.
Vì thời gian sau khi về nhà nếu được can thiệp điều trị đúng cách thì khả năng bệnh nhân đi lại rất là cao. Thời gian phục hồi của bệnh tai biến (đột quỵ não) phụ thuộc vào bệnh nhân điều trị vật lý trị liệu sớm hay muộn những mốc đột quỹ phát triển nhanh hay chậm nặng hay nhẹ.
∗ Thời gian từ 1 đến 3 ngày.
∗ Thời gian từ 3 đến 6 ngày.
∗ Thời gian từ 6 đến 9 ngày.
∗ Thời gian từ 9 đến 15 ngày.
∗ Thời gian từ 15 ngày đến 1 tháng.
∗ Thời gian từ 1 tháng đến 3 tháng.
∗ Thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng.
∗ Thời gian từ 6 tháng đến 9 tháng.
∗ Thời gian từ 9 tháng đến 1 năm.
Trong thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng đầu bệnh nhân bị tai biến cần điều trị sớm để phục hồi tốt.
Người điều trị tai biến: là người tiếp nhận bệnh nhân lúc ban đầu là người cần đánh giá tổng quát về bệnh lý để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý cho bệnh nhân. Sau khi đánh giá cần và điều trị cần theo dõi hàng ngày để xem các dây thần kinh và hệ vận động phát triển nhanh hay chậm khả năng phục hồi tốt không. Bệnh nhân bị liệt cần tập vật lý trị liệu kết hợp châm cứu cho bệnh nhân phát triển tốt và uống thuốc điều trị.
Người nhà lưu ý sau khi bệnh nhân xuất viện về nhà cần điều trị tập vật lý trị liệu càng sớm tránh trường hợp bệnh nhân để lâu dẫn đến co rút cứng khớp hoặc bị sệ khớp vai, viêm các ổ khớp dẫn đến bệnh nhân càng ngày càng nặng và khả năng trở lại cuộc sống càng khó. Với những kinh nghiệm lâu năm chuyên điều trị bệnh tai biến nặng nếu bệnh nhân đến với chúng tôi điều trị từ 0 đến 3 tháng đầu thì khả năng phục hồi là 80% sau 3 tháng thì tỉ lệ phục hồi sẽ chậm hơn.
Các Bài Tập Tay Cho Người Tai Biến
1. Bài tập Nắm bóng: Giữ bóng thật chặt trong lòng bàn tay. Bóp bóng, giữ và thư giãn. Lặp lại mười lần, cho hai tay.
2. Bài tập Ngón tay cái: Đặt bóng giữa ngón cái uốn cong và hai ngón tay mở rộng của cùng một bàn tay. Mở rộng và duỗi thẳng ngón tay cái để lăn bóng. Lặp lại mười lần, cho hai tay
3. Bài tập Tóm bóng: Giữ bóng giữa ngón tay cái và ngón giữa. Ép nhau, giữ và thư giãn. Lặp lại mười lần, cho hai tay.
4. Bài tập Lăn bóng: Đặt quả bóng trong lòng bàn tay, đưa ngón tay cái về phía gốc ngón tay út. Lặp lại mười lần, cho hai bộ.
5. Bài tập Kẹp ngón tay: Đặt bóng giữa hai ngón tay bất kỳ. Bóp hai ngón tay lại với nhau, giữ và thư giãn. Lặp lại mười lần, cho hai tay.
6. Bài tập Mở rộng tay: Đặt bóng trên bàn. Đặt đầu ngón tay lên quả bóng và lăn quả bóng ra ngoài bàn. Lặp lại mười lần, cho hai tay
Các Bài Tập Phục Hồi Chức Năng Cho Bàn Tay Sau Tai Biến
Nhựa dẻo trị liệu là công cụ cực kỳ hữu ích để cải thiện sức mạnh cơ và hoạt động bàn tay, đặc biệt là sau tai biến. Đây là sản phẩm có sẵn với độ mềm deo đàn hồi khác nhau, giá cả phải chăng.
1. Bài tập Vận động ngón tay như cắt kéo: Cho hai ngón tay vào một đoạn nhựa dẻo tròn, cố gắng kéo dãn 2 ngón tay. Lặp lại mười lần, cho hai tay.
2. Bài Tập cho ngón tay cái: Đặt miếng nhựa dẻo trong lòng bàn tay và đẩy qua lại bằng ngón tay cái về phía ngón tay út. Lặp lại mười lần, cho hai tay.
3. Bài tập Mở rộng ngón cái: Uốn cong ngón tay cái và vòng nhựa dẻo như hình. Cố gắng duỗi thẳng ngón tay cái như thể đang ra dấu “rất tốt”. Lặp lại mười lần, cho hai tay.
4. Bài tập lực cho ngón cái: Bóp nhựa dẻo giữa ngón cái và bên ngón trỏ. Lặp lại mười lần, cho hai tay
5. Bài tập lực cho ngón cái: Giữ ngón tay và ngón cái thẳng khi ấn vào nhựa dẻo đặt ở giữa ngón trỏ và ngón cái. Lặp lại mười lần, cho hai tay.
6. Bài tập bóp kéo bằng ngón tay: Sử dụng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa, kéo miếng nhựa dẻo lên trên. Lặp lại mười lần, cho hai tay.
7. Bài tập các đầu ngón tay: Đặt nhựa dẻo trong lòng bàn tay và ấn ngón tay thành hình móc, cố gắng chỉ uốn cong hai khớp trên cùng. Lặp lại mười lần, cho hai tau.
8. Bài tập các khớp ngón tay: Đặt nhựa dẻo trong lòng bàn tay và nắm tay chặt. Lặp lại mười lần, cho hai tay
9. Bài tập từng ngón tay: Dùng nhựa dẻo giữa ngón trỏ và ngón cái. Lặp lại mười lần cho mỗi ngón tay, cho hai tay.
10. Bài tập mở rộng từng ngón tay: Uốn ngón tay và vòng nhựa dẻo xung quanh. Cố gắng duỗi thẳng ngón tay. Lặp lại mười lần, cho mỗi ngón tay trong hai tay.
11. Bài tập giãn các ngón tay: Lấy nhựa dẻo tạo như hình cái bánh dày. Có gắng kéo dãn như hình. Lặp lại mười lần, cho hai tay.
Ngoài các bài tập vật lý trị liệu sau tai biến, tinh thần thoải mái vui vẻ là rất quan trọng đối với bệnh nhân đột quỵ. Vì vậy, cần hạn chế tối đa những muộn phiền, bức xúc, sang chấn tâm lý cho bệnh nhân. Người nhà nên hiểu được vấn đề này để tránh gây áp lực lên bệnh nhân sau khi bị đột quỵ.
Ngoài ra, bệnh nhân đột quỵ cũng tự tạo cho mình tâm lý thoải mái, không tự ti mặc cảm, luôn tưởng tượng bản thân đang luyện tập, sẽ mang lại những lợi ích tương tự đối với bệnh nhân đột quỵ trong việc cử động tay và thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày.
Mọi thông tin cần tư vấn về phương pháp phục hồi chức năng – tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến: vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn:
Liên hệ ngay với Bác Sĩ Lê Hoàng Thái để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết về các phương pháp điều trị vật lý trị liệu ngay tại nhà nhé!
- Địa chỉ: 1024 Phạm Văn Chiêu, P. 14, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
- Hotline: 0974.07.01.09
- Website: https://dieutritaibientainha.com/
- Fanpage: https://facebook.com/vatlytrilieu24h/